Kinh nghiệm lựa chọn phương án thi công móng khi xây nhà

Kinh nghiệm lựa chọn phương án thi công móng khi xây nhà

Uy tín - Tận Tâm - Trung Thực - Trách Nhiệm

Ngày đăng: 12/04/2025 10:17 AM

     

    Móng nhà đóng vai trò vô cùng quan trọng trong mỗi công trình xây dựng. Đây là phần cơ bản liên quan đến an toàn và bền vững của ngôi nhà, giữ nhiệm vụ nâng đỡ và truyền tải trọng lượng của toàn bộ ngôi nhà xuống nền đất bên dưới. Dưới đây là bài viết nêu rõ tầm quan trọng của móng nhà và cách lựa chọn phương án thi công móng nhà:

     

    Khái niệm nền móng và móng

     

    Để làm rõ vấn đề chúng ta cần hiểu hai khái niệm cơ bản là nền móng và móng

     

    - Nền móng:

     

    Là phần đất nền nằm dưới đáy móng, phần này rất quan trọng liên quan trực tiếp đến việc lựa chọn phương án thi công móng nhà. Việc đánh giá được nền đất dưới đáy móng sẽ giúp chúng ta đưa ra phương án gia cố móng phù hợp (ép cừ tràm, ép cọc bê tông, đệm cát.....)

     

    - Móng: 

     

    Là phần kết cấu kỹ thuật xây dựng nằm dưới mỗi công trình, có nhiệm vụ chịu tải trọng từ kết cấu bên trên và truyền tải trọng đó xuống nền đất. Móng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự ổn định và an toàn của công trình.

    Có nhiều loại nền móng khác nhau, như móng đơn, móng băng, móng bè, và móng cọc, tùy thuộc vào đặc điểm địa chất và quy mô công trình.

     

    Tầm quan trọng của móng nhà trong xây dựng

     

    Móng nhà được ví như "chân đế" của ngôi nhà, đảm bảo sự ổn định và bền vững cho cả công trình. Đây là những lý do chính giải thích vì sao móng nhà đóng vai trò cốt lõi:

     

    1. Chịu lực và phân phối tải trọng
    Móng nhà là nơi chịu toàn bộ tải trọng từ các tầng trên và phân bổ đồng đều xuống nền đất. Nhờ vậy, móng giảm thiểu nguy cơ lún, nứt hay sụp đổ công trình, đặc biệt tại những vùng đất yếu hay dễ bị xói mòn.

    2. Đảm bảo độ bền vững
    Một móng nhà được thiết kế đúng kỹ thuật sẽ giúp công trình chịu được các tác động từ môi trường như động đất, lũ lụt hay gió bão. Điều này tạo nên sự an toàn cho những người sinh sống và sử dụng công trình.

    3. Giảm chi phí sửa chữa về lâu dài
    Nếu móng nhà được thi công đúng cách ngay từ đầu, sẽ tránh được các vấn đề về lún, nứt, hay hư hại ở tương lai. Điều này giúp gia chủ tiết kiệm chi phí bảo trì và sửa chữa đáng kể.

    4. Bảo vệ giá trị công trình
    Một ngôi nhà với móng vững chắc không chỉ mang lại sự an tâm cho người sử dụng, mà còn làm tăng giá trị của công trình khi giao dịch hoặc sang nhượng.

     

    Các loại móng thường hay áp dụng trong xây dựng nhà ở

     

    1. Móng đơn:

    Móng đơn, hay còn gọi là móng cóc, là loại móng được sử dụng để đỡ một cột hoặc một cụm cột đứng sát nhau. Đây là loại móng phổ biến trong các công trình dân dụng như nhà cấp 4 hoặc nhà phố nhỏ. Móng đơn thường được đặt trên nền đất tự nhiên hoặc nền đất đã được gia cố bằng các phương pháp như đầm nén hoặc ép cọc.

    Móng đơn có cấu tạo đơn giản, bao gồm:

    • Bản móng: Phần đáy thường có hình chữ nhật, được thiết kế để phù hợp với công trình.

    • Giằng móng: Có tác dụng đỡ tường ngăn bên trên và giảm độ lún lệch giữa các móng.

    • Cổ móng: Kích thước lớn hơn phần cột, được gia cố bằng lớp bê tông bảo vệ cốt thép.

    • Lớp bê tông lót: Làm sạch và làm phẳng hố móng, chống mất nước xi măng.

    Ưu điểm

    • Dễ thi công và tiết kiệm chi phí.

    • Phù hợp với các công trình có tải trọng nhẹ và nền đất ổn định.

    Cấu tạo móng đơn

     

    Sơ đồ không gian liên kết móng đơn với khung  kết cấu

     

    Thi công thực tế móng đơn

     

    2. Móng cọc:

    Móng cọc là một loại móng được sử dụng phổ biến trong xây dựng, đặc biệt là ở những khu vực có nền đất yếu hoặc cần chịu tải trọng lớn. Móng cọc bao gồm hai phần chính: cọcđài cọc.

    Đặc điểm của móng cọc

    • Cọc: Là các trụ dài, thường được làm từ bê tông cốt thép, thép, hoặc gỗ, được ép (đóng) hoặc khoan sâu vào lòng đất để truyền tải trọng từ công trình xuống các lớp đất đá cứng hơn.

    • Đài cọc: Là phần kết nối các cọc lại với nhau, giúp phân phối tải trọng đều lên các cọc.

    Phân loại móng cọc:

    1. Móng cọc đài thấp: Đài cọc nằm dưới mặt đất, chịu tải trọng nén và không chịu tải trọng uốn.

    2. Móng cọc đài cao: Đài cọc nằm trên mặt đất, chịu cả tải trọng nén và uốn.

    Ưu điểm

    • Phù hợp với nền đất yếu.

    • Chịu được tải trọng lớn.

    • Đảm bảo độ ổn định và an toàn cho công trình.

     

    Cấu tạo móng cọc

     

    Sơ đồ không gian móng cọc

    Hình ảnh thực tế thi công móng cọc

     

    3. Móng băng:

    Móng băng là loại móng có kết cấu dạng dải dài, thường được sử dụng để đỡ các hàng cột hoặc bờ tường trong công trình xây dựng. Đây là một lựa chọn phổ biến trong các công trình dân dụng như nhà phố hoặc biệt thự.

    Cấu tạo của móng băng:

    • Lớp bê tông lót: Tạo mặt phẳng và bảo vệ thép khỏi tiếp xúc trực tiếp với đất.

    • Bản móng: Là phần bê tông cốt thép chạy liên tục, liên kết thành một khối.

    • Dầm móng: Gia cố thêm khả năng chịu lực và chống lún lệch.

    Phân loại móng băng:

    1. Móng băng một phương: Chỉ chạy theo một hướng (ngang hoặc dọc).

     

     

     

     

    2. Móng băng hai phương: Các dải móng giao nhau theo hình ô bàn cờ.

    Ưu điểm:

    • Phân bố tải trọng đều, giảm nguy cơ lún lệch.

    • Thi công đơn giản và tiết kiệm chi phí.

    • Phù hợp với các công trình từ 3 tầng trở lên.

    Nhược điểm:

    • Không phù hợp với nền đất yếu hoặc nhiều bùn.

    • Yêu cầu kỹ thuật thi công chính xác để đảm bảo độ bền.

     

     

     

     

    4. Móng bè:

    Móng bè, còn gọi là móng toàn diện, là loại móng được sử dụng để phân bố đều tải trọng của công trình lên toàn bộ diện tích nền đất. Đây là giải pháp lý tưởng cho các công trình xây dựng trên nền đất yếu hoặc cần chịu tải trọng lớn, như nhà cao tầng, tầng hầm, hoặc bể chứa.

    Cấu tạo của móng bè

    Móng bè thường bao gồm:

    • Lớp bê tông lót: Tạo mặt phẳng và bảo vệ thép khỏi tiếp xúc trực tiếp với đất.

    • Bản móng: Là khối bê tông cốt thép liên tục, trải rộng dưới toàn bộ công trình.

    • Dầm móng: Gia cố thêm khả năng chịu lực và chống lún lệch.

    Ưu điểm:

    • Phân bố tải trọng đều, giảm nguy cơ lún không đều.

    • Phù hợp với các công trình lớn hoặc có tầng hầm.

    • Đảm bảo độ ổn định và an toàn cao.

    Nhược điểm:

    • Chi phí cao hơn so với các loại móng khác.

    • Yêu cầu kỹ thuật thi công phức tạp hơn.

     

     

     

     

     

    Cách lựa chọn phương án thi công móng nhà:

     

    Như đã trình bày ở trên thì có hai yếu tố cần đặc biệt quan tâm khi lựa chọn phương án thi công móng nhà đó là: kết cấu nhà, nền đất làm móng nhà. Có một yếu tố nữa mà Xây Dựng Phú Hoàng hay gặp đó là tài chính đầu tư của chủ nhà. Vậy để lựa chọn phương án thi công móng nhà mình sao cho phù hợp, sau đây chúng tôi xin đưa ra một số phương án lựa chọn quý chủ đầu tư có thể áp dụng cho ngôi nhà của mình.

    - Móng đơn: Phù hợp với dạng nhà cấp 4, cấp 4 gác lửng, tường rào; nếu nhà có nền đất yếu không quá sâu có thể gia cố thêm cừ tràm, đệm cát cho nền móng...

    - Móng băng: Phù hợp cho dạng nhà có nền đất tốt và tối đa 3 tầng (trệt 2 lầu), trường hợp nền đất yếu không quá sâu có thể gia cố ép thêm cừ tràm theo từng dải móng để gia cố nền đất dưới đáy móng.

    - Móng cọc bê tông: Phù hợp với tất cả các loại hình nhà ở thấp tầng và cao tầng, đặc biệt khu vực xây nhà là nền đất yếu nằm sâu so với đáy móng. Đây là phương án tối ưu mà hầu hết các gia chủ lựa chọn khi làm nhà từ 2 tầng trở lên vì sẽ an toàn hơn 2 phương án móng trên.

    - Móng bè: Móng bè sẽ phù hợp với nhà có diện tích lớn, tầng hầm, cao tầng và có nền đất yếu . Loại móng này chi phí khá cao nên ít được sử dụng trong nhà phố.

     

    Kết luận

     

    Móng nhà là yếu tố không thể xem nhẹ trong quá trình xây dựng. Để đảm bảo móng nhà đạt chuẩn, cần lựa chọn vật liệu chất lượng, đội ngũ thi công chuyên nghiệp và tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn kỹ thuật. Một móng nhà vững chắc không chỉ là nền tảng cho sự bền vững của ngôi nhà, mà còn là sự bảo đảm an toàn và an tâm cho mọi người sử dụng.

    Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích phần nào cho quý vị trong việc lựa chọn nền móng phù hợp cho căn nhà của mình.

    Chúc quý vị luôn bình an và thành công!

     

    Để được tư vấn cụ thể về thiết kế nhà, thi công xây dựng và nhận được báo giá xây nhà ưu đãi nhất thì hãy liên hệ ngay cho Xây Dựng Phú Hoàng quý vị nhé

     

    Liên hệ với chúng tôi:

    Công ty Công ty TNHH Kiến trúc - Xây dựng Phú Hoàng.
    Lĩnh vực: Thiết kế, Thi công xây dựng nhà ở; Cải tạo, sửa chữa nhà ở các loại.

     CÔNG TY KIẾN TRÚC XÂY DỰNG PHÚ HOÀNG  297/26, Phan Huy Ích, Phường 14, Quận Gò Vấp, Ho Chi Minh City, Vietnam

    CÔNG TY KIẾN TRÚC XÂY DỰNG PHÚ HOÀNG  097 976 81 48

    CÔNG TY KIẾN TRÚC XÂY DỰNG PHÚ HOÀNG  phuhoangxaydung@gmail.com

    Website: Xaydungphuhoang.com